I. Van bướm là gì ?

Van bướm có tên trong tiếng anh là Butterfly Valve, đây là một loại van được thiết kế phần cánh van dạng đĩa hình tròn như đôi cánh bướm, vì thế chúng còn được gọi với tên là van cánh bướm

Van cánh bướm được sử dụng lắp đặt trên hệ thống đường ống với mục đích đóng/mở hoặc điều tiết lưu chất chảy trong đường ống. Van bướm có nhiều loại như: van vướm tay gạt, tay quay, điều khiển bằng điện, van bướm điều khiển bằng khí nén. Nhưng chung quy lại được chia làm hai loại chính là van điều khiển tự động và điều khiển bằng tay. Van được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau như: ngành nước, hóa chất, xăng dầu, thực phẩm, xi măng…

1. Định nghĩa

Van cánh bướm đã là một thành phần hệ thống quan trọng trong các ngành công nghiệp qua nhiều thập kỷ. Chúng được phát triển, thiết kế và sản xuất để lắp đặt trong đường ống để tắt dòng chất lỏng. Lưu chất phù hợp bao gồm nước, hơi nước, dầu mỏ, thực phẩm, chất lỏng trong ngành hóa chất và dược phẩm và các lưu chất khác,…

Sở dĩ chúng có tên gọi là van cánh bướm ( van bướm ) bởi vì đĩa van được thiết kế có hình dạng như một đôi cánh của loài bướm.

van_buom
Van bướm là gì

2. Giới thiệu

Van bướm đại diện cho chất lượng, độ tin cậy và vệ sinh tối đa. Các van bướm được bổ sung một loạt các phụ kiện, và do đó cung cấp giải pháp lý tưởng cho mọi ứng dụng. Ngoài một loạt các hoạt động thủ công, các van có thể dễ dàng được trang bị bộ truyền động bằng khí nén, bộ truyền động bằng điện. Một loạt các đầu điều khiển có sẵn dễ dàn lắp đặt cho hệ thống tự động hóa. Một lợi thế rõ ràng của van cánh bướm là vòng làm kín bằng vật liệu mềm giúp giảm thiểu sự mài mòn trên cánh van, làm cho van rất bền. Tất nhiên, chúng tôi cũng cung cấp cho bạn tất cả các phê duyệt tiêu chuẩn và chứng chỉ kiểm tra và các tài liệu được sử dụng.

Các sản phẩm van bướm tay quay, van bướm tay gạt do chúng tôi cung cấp có nguồn gốc và có giấy chứng nhận vật liệu. Các van bướm Wonil được Tuấn Hưng Phát nhập khẩu và phân phối độc quyền. Chúng phải tuân theo quy trình kiểm soát chất lượng liên tục, cho phép chúng tôi đảm bảo chất lượng cao liên tục và nhất quán. Nếu bạn có câu hỏi về phạm vi sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn lòng cung cấp cho bạn sự giúp đỡ và lời khuyên.

Sản phẩm được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp với đầy đủ các loại giấy tờ CO,CQ. Hiện nay trong kho của chúng tôi có đầy đủ các loại van bướm về kích thước, chất liệu cấu tạo, kiểu kết nối, xuất sứ với số lượng lớn phục vụ khách hàng. Khi mua hàng được bảo hành 12 tháng hỗ trợ vận  chuyển và tư vấn hướng dẫn lắp đặt van.

II. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của van bướm

1. Cấu tạo

Cấu tạo van bướm
Cấu tạo van bướm

Van bướm có cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chính: Thân van, đĩa van,zoăng làm kín và trục quay của van và bộ phận điều khiển hoặc thực hiện hoạt động.

Van bướm có đa dạng kích cỡ từ DN50 tới DN1200, thậm chí những cỡ lớn lên tới cả DN2000.

Tuy nhiên van bướm có các kích cỡ DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN450, DN500, DN600, DN700, DN800, DN900, DN1000, DN1100, DN1200 (A) là được sử dụng phổ biến cho hệ đường ống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng bộ phận, chi tiết trên van.

Cấu tạo van bướm

– Thân : Thân van bướm là một bộ phận được đúc sẵn theo các kích cỡ tiêu chuẩn phù hợp với hệ thống đường ống. Với chất liệu chính bao gồm: gang, chất liệu inox 304 .316 và nhựa PVC-UPVC hoặc thép và gang dẻo, dang cầu. Phần thân van cánh bướm chính là phần chịu lực chính của van. Tất cả các bộ phận khác đềm được lắp đặt trên thân van.

– Đĩa – Trục: đĩa của van cánh bướm dùng để đóng mở làm dừng dòng chảy – nó tương đương với một chốt (plug) trong một van chốt (plug valve), một cổng trong van cổng (gate valve) và một van cửa hoặc một quả bóng trong một van bi (ball valve). Có nhiều thay đổi trong thiết kế và định hướng đĩa để cải thiện dòng chảy, chặn dòng và / hoặc mô-men xoắn theo chuyển động quay.Phần đĩa van và trục được liên kết với nhau bằng chốt hãm hoặc dạng bulong định vi sao cho khi trục chuyển động cánh van cũng đồng thời hoạt động theo. với đĩa van là phần chịu tác động áp lực ở phía bên trong cũng như chống chịu môi trường khắc nhiệt trong hệ thống đường ống vì thế thông thường chất liệu được làm bằng inox 304, trục van có thể là thép hoặc là inox 201.

– Zoăng: có độ đàn hồi sử dụng một khớp nối can thiệp giữa cạnh đĩa và zoăng để thực hiện việc đóng ngắt. Vật liệu của zoăng có thể được làm từ các chất hợp chất đàn hồi hoặc polyme. Zoăng có thể được gắn với thân hoặc có thể được ép hoặc khoá chặt.

– Bộ phận truyền lực để thực hiện trạng thái đóng mở: Bộ phận này tùy thuộc vào cấu trúc của van chúng ta có, nếu là van bướm cơ thì bộ phận này sẽ là tay gạt hoặc tay quay được làm từ thép không rỉ sơn 1 lớp sơn giầy để bảo vệ khỏi sự ăn mòn và tác động bên ngoài, còn với trường hợp là van bướm tự động thì van sử dụng 1 bộ điều khiển khí nén hoặc bộ điều khiển điện để thực hiện hoạt động đóng/mở van.

Tùy thuộc vào từng ứng dụng và yêu cầu của người sử dụng mà chúng ta lựa chọn kích thước,vật liệu chế tạo,kiểu kết nối,xuất sứ sao cho phù hợp với yêu cầu.

2. Nguyên lý làm việc

Nguyên lý hoạt động của van bướm

Nguyên lý hoạt động của van bướm
Nguyên lý hoạt động của van bướm

Đối với loại van bướm tự động : Việc đóng mở van rất đơn giản, bạn chỉ cần cấp nguồn khí nén hoặc nguồn điện cho động cơ với nguồn điện 220V-24V-380V hoặc xi lanh khí nén lúc này động cơ chuyển động khi động cơ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ là có thể mở van. Và ngược lại khi bạn quay theo cùng chiều kim đồng hồ thì van được đóng. Quá trình đóng mở van hoàn toàn tự động mà không cần sử dụng đến sức vận hành thủ công của con người

Đối với van bướm cơ : Khi van được đóng kín (góc mở lá van 0°) lá van sẽ ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy trong đường ống và khi sử dụng tay gạt, tay quay(vô lăng) quay van 1 góc 90 độ thì lúc đó van được mở hoàn toàn (góc mở lá van 90°) lá van sẽ nằm song song với dòng chảy, lưu lượng dòng chảy trong đường ống là lớn nhất. Đối với việc đóng van thì quy trình diễn ra ngược lại.

III. Các loại van bướm cơ bản

Như ở phần (I) tôi đã trình bày van bướm được chia làm hai loại chính đó là van điều khiển tự động và van điều khiển bằng tay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về các loại van bướm này.

– Van bướm điều khiển bằng tay bao gồm van bướm tay gạt và van bướm tay quay hai loại này đều phải sử dụng lực của người vận hành tác động vào bộ phận truyền động giúp van đóng/ mở.

Các loại van bướm thông dụng

– Van bướm tay gạt : Là loại van bướm có thiết kế bộ phận đóng mở bằng cách gạt tay sang trái hoặc phải. Van bướm gạt tay thường được dùng cho các hệ thống đường ống nước, dầu, khím, chất lỏng với kích thước từ DN40 – DN300. Với những kích thước lớn hơn bạn nên dùng van bướm tay quay, bởi lúc này áp lực đường ống lớn bạn sẽ không thể dùng sức để vận hành van được

Van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt

– Van bướm tay quay : Là loại van bướm được vận hành đóng mở bằng vô lăng tay quay. Mặc dù thời gian đóng mở van bướm tay quay tốn nhiều hơn tay gạt nhưng chúng vẫn được ưu tiên lựa chọn sử dụng bởi tránh hiện tượng thay đổi áp suất đột ngột. Mặt khác với những đường ống có kích thước lớn sẽ giúp bạn vận hành đơn giản nhẹ nhàng hơn.

Van bướm vô lăng tay quay được chế tạo với kích thước từ DN50 – DN1200 và có thể lớn hơn nữa, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của nhà máy.

Van bướm tay quay
Van bướm tay quay

– Van bướm tự động : gồm có van bướm điều khiển bằng khí nén và van bướm điện. Hai loại van này đóng/mở hoàn toàn tự động mà không cần dùng đến sức người, được ứng dụng nhiều trong các hệ thống đóng/mở tự động hóa. Đối với 2 dòng van này được kết nối tín hiệu 4 – 20mA giúp điều tiết lưu lượng dòng chảy, điều khiển van từ xa, đồng thời thông báo trạng thái đóng mở van về tủ PLC giúp người điều khiển thuận tiện quan sát vận hành

Van bướm điều khiển khí nén Van bướm điều khiển điện

IV. Lưu ý lắp đặt van bướm

Lắp đặt van bướm
Lắp đặt van bướm

– Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(seat) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.

– Đường kính của 2 đường ống lắp Van Bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.

– Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)

– Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng

– Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa mặt bích và van

– Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van

– Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.

– Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang

– Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

– Với có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào gây khó khăn cho trong việc vận hành van. Đến những mốc thời gian nhất định đã lập ra trong kế hoạch bảo trì thiết bị do phòng cơ điện đề ra cần tiến hành bảo trì (tốt nhất là từ 3- 6 tháng một lần) những người trực tiếp vận hành cần phải:

– Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong

– Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như: đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không , nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng
* Lưu ý:
– Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°.

– Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở.
– Cơ cấu gài góc độ mở: Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu