I. Van bi là gì ?
Van bi có tên tiếng anh là Ball valve là một thiết bị cơ khí sử dụng góc quay nhỏ hơn hoặc bằng 90 ° để đóng mở, điều tiết dòng chảy của lưu chất trong hệ thống đường ống.
Đĩa của van là một viên bi có chất liệu là kim loại hoặc nhựa được đục lỗ suyên qua tâm. Van mở hoàn toàn khi chiều của lỗ song song với dòng chảy của lưu chất, và đóng hoàn toàn khi lỗ nằm vuông góc với dòng chảy của lưu chất. Tay gạt được lắp phía trên của trục van. Chúng ta có thể đóng mở van bằng cách vặn tay gạt theo góc 90 °.
Van bi được làm từ chất liệu khác nhau: gang, đồng, inox (thép không rỉ), thép, nhựa,…Van bi có nhiều dạng liên kết như nối ren (lắp ren), nối bích (lắp mặt bích) nối hàn, nối clamp, bên cạnh đó van bi có nhiều kích cỡ khác nhau từ nhỏ nhất tới lớn nhất.
Kích thước cơ bản của van bi thông thường từ DN6, DN10, DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300 .Áp lực làm việc của van bi từ PN10, PN16, PN25, PN40…Sản phẩm được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp với đầy đủ giấy tờ giá cả cạnh tranh bảo hành 12 tháng hỗ trợ vận chuyển và tư vấn lắp đặt.
Giới thiệu van bi
Van bi phổ biến nhất là van bi hai ngã, cho phép dòng chảy đi tuyến tính từ lối vào đến lối ra. Hơn nữa, van bi ba ngã và bốn ngả cho phép dòng chảy đi theo nhiều hướng, bao gồm góc 90 độ.
Có bốn loại thân van bi phổ biến: hàn hoàn toàn, thân ba mảnh (còn gọi là cạnh hoặc đầu cuối), thân chia và đầu vào. Sự khác biệt dựa trên cách mà các mảnh van được sản xuất và lắp ráp, nhưng hoạt động của van là giống nhau ở mỗi loại. Mỗi thiết kế đều có những điểm lợi riêng của nó. Ví dụ, thiết kế của van bi hàn mang lại sức mạnh tối đa mà chỉ có trọng lượng tối thiểu, cũng như sức chịu tối đa và cả áp suất đường ống. Thiết kế nhỏ gọn, hình cầu cũng giúp loại bỏ các mặt bích thân, do đó giảm kích thước tổng thể và giảm rò rỉ.
II. Cấu tạo và ứng dụng của van
1. Cấu tạo
Cấu tạo của van bi gồm các thành phần chính như sau :
– Thân van bi thường được chế tạo từ đồng, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van bi.
– Bi van ( đĩa van ) có hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Bi được cố định bởi gioăng làm kín và trục.
– Trục của van là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng), bộ phận chuyền động tới bi. Trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn.
– Giăng làm kín: bao gồm các giăng làm kín cho trục van, bi van các giang làm kín này được chế tạo từ teflong (PTFE) hoặc cao su chịu lực hoặc các vật liệu mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van
– Tay gạt là chi tiết dùng để thao tác đóng, mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Tay gạt có thể thay thế bằng hộp số và vô lăng ( tay quay) khi sử dụng van trong các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nen), bộ chuyền động bằng điện ( bộ điều khiển điện) khi sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.
Tùy thuộc vào lưu chất, áp suất, nhiệt độ và mục đích mà chúng ta lựa chọ vật liêu, thiết bị chuyền động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
2. Ứng dụng
Van bi có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng và thị trường, chẳng hạn như truyền tải và lưu trữ, xử lý khí, công nghiệp, và nhiều ngành nghề khác. Van bi có sự giảm áp suất thấp và có thể mở và đóng nhanh chóng và chính điều này mà van bi cũng được ứng dụng phổ biến cho nhiều hệ và ngành công nghiệp.
Van bi được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và có thể không được chú ý. Ví dụ, có những van bi ở đường ống dẫn nước cho bồn rửa, các vòi nước, bên trong máy giặt, máy rửa bát đĩa, lò sưởi khí đốt, tủ lạnh v.v.
Các loại ngành công nghiệp sử dụng van cho sản phẩm của họ. Các ngành công nghiệp này bao gồm điện tử, điện, ô tô, in ấn, nhựa, hàng dệt, kim loại, y tế, hoá chất và thực phẩm. Các ngành công nghiệp sử dụng van bi thường có nhu cầu hỗ trợ áp suất cao và nhiệt độ vượt quá 480 độ. Van bi được đơn giản hóa để vận hành và sửa chữa được thực hiện một cách dễ dàng mà không bị gỡ bỏ khỏi đường ống.
III. Phân loại van bi
Van bi được chia ra làm nhiều loại dựa trên cấu tạo của thân van, của bi và bộ phận chuyền động.
a. Dạng Full port.
Dạng này lỗ của viên bi có đường kính bằng đường kính của ống, dẫn đến lực ma sát giữa lưu chất và van là nhỏ nhất, không bị tụt áp đường ống, không ảnh hưởng đến dòng chảy. Nhưng thiết kế van lớn và đắt tiền hơn, van được sử dụng khi cần lưu lượng dòng chảy lớn nhất. Ví dụ trong trường hợp dùng áp lực cao và lưu lượng lớn để nạo vét, làm sạch đường ống.
b. Dạng Reduced port
Dạng này lỗ của viên bi có đường kính nhỏ hơn đường kính của ống. Trường hợp này lưu lượng của dòng chảy giảm, vận tốc của dòng chảy tăng.
c. Dạng V port
Lỗ của viên bi có hình chữ “V” . Điều này cho phép van đóng mở một cách có kiểm soát hơn và phù hợp với đặc trưng của dòng chảy tuyến tính. Có thể dùng làm van điều tiết lưu lượng nhưng độ chính xác không cao như van cân bằng, van cầu và van tiết lưu.
d. Dạng Cavity filler
Là dạng van bi được thiết kế đặc biệt, khi van đóng hoàn toàn thì sẽ không để lại lưu chất trong lỗ của viên bi, làm giảm rủi ro hư hỏng do chất lõng bị đóng băng và làm nứt bi. Loại này trên thị trường Việt Nam rất ít gặp
e. Dạng Trunnion
Bình thường van bi chỉ có một chốt trên (vừa là trục, vừa là chốt) ở dạng này van có thêm một chốt dưới nhằm cố định viên bi tốt hơn, Thường được dùng trong đường ống có áp xuất và kích thước lớn
f. Dạng nhiều cửa ( nhiều ngả)
Là loại van có nhiều ngả ( cửa) và phục vụ cho các mục đích phân chia, đổi hướng dòng chảy, Van bi ba ngả là loại van phổ biến nhất hiện nay. Có hai loại van bi ba ngả là loại chữ “T” và loại chữ “L”.
g. Van bi dạng điều khiển
Loại này sử dụng trong môi trường tự động hóa được lắp thêm 1 bộ điều khiển điện hoặc 1 bộ điều khiển khí nén để điều khiển hoạt động đóng mở van 1 cách tự động.
IV. Nguyên lý hoạt động của van bi
Ở phần cấu tạo trên chúng ta thấy rằng bi van đảm nhiệm chức năng ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy đi qua. Trục van kết nối phần bi van và tay gạt với nhau. Van bi được hoạt động theo nguyên lý như sau :
Ban đầu van bi ở trạng thái đóng hoàn toàn ( lúc này tay gạt vuông góc với thân van ) , khi ta tác động lực vào tay gạt bằng cách kéo từ phải qua trái, từ đó làm cho trục van bi xoay, kéo theo chuyển động của bi van tạo ra trạng thái mở van. Van bi được mở hoàn toàn khi tay gạt song song với đường ống.
Để thực hiện quá trình đóng van chúng ta thao tác ngược lại, đối với những kích thước lớn từ DN200 đến DN300 van bi được thay thế tay gạt bằng tay quay giúp cho quá trình vận hành trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn
Ngoài ra van bi có thể lắp đặt động cơ điện hoặc khí nén thay cho tay gạt và tay quay để đồng bộ hóa hệ thống tự động trong công nghiệp, giúp cho quá trình điều khiển đóng mở diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, thay thế sức vận hành thủ công của con người
V. Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt van bi
– Việc sử dụng van bi hầu hết các bạn đã biết cách, chỉ cần thao tác đóng mở tay gạt, tay quay. Tuy nhiên việc sử dụng van bi đúng cách và đảm bảo độ bền cho van thì không phải ai cũng nắm bắt được. Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sử dụng chúng tôi khuyến cáo các bạn một số lưu ý khi sử dụng van bi như sau :
+ Bạn cần lựa chọn van bi thích hợp với môi trường sử dụng
+ Cần kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng đều đặn
+ Không dùng các thiết bị đòn bẫy, điều này rất dễ làm gãy tay van
* Hướng dẫn lắp đặt :
– Sau khi lựa chọn được sản phẩm van bi vừa với đường ống cần lắp đặt, chúng ta tiến hành hàn mặt bích vào đường ống, sao cho khoảng cách giữa mặt bích bằng chiều dài của van ( Lưu ý căn chỉnh các lỗ bulong giữa 2 mặt bích phải trùng nhau )
– Lắp đặt van bi vào vị trí đã hàn mặt bích sẵn, đệm thêm gioăng giữa 2 mặt bích, căn chỉnh sao cho phần trục van hướng lên trên
– Dùng bulong kết nối và xiết chặt giữ cho van bi được cố định
– Vệ sinh sạch sẽ đường ống và tiến hành thao tác đóng mở test độ kín trước khi đưa vào sử dụng