Tìm hiểu cấu tạo của van bướm

Tìm hiểu cấu tạo của van bướm

Định nghĩa van bướm

Van bướm là loại van được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau trong các nhà máy xí nghiệp. Van được dùng để đóng mở hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất trong đường ống với ưu điểm van được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt không cần diện tích rộng thuận lợi cho người sử dụng. Với đặc điểm có phần đĩa van được thiết kế dạng hình cầu chia đôi kiểu cánh bướm lên van có tên gọi như vậy. Van hoạt động nhờ bộ phận dẫn lực (trục van) kết nối với đĩa và bộ phận điều khiển hoạt động như tay gạt, tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén,…

Van bướm

Giới thiệu về van bướm

Hiện nay công ty chúng tôi cung cấp đầy đủ tất cả các loại van bướm về chất liệu như: nhựa, gang, inox, inox ví sinh,… cùng nhiều kiểu kết nối với đường ống khác nhau như lắp bích, kẹp, hàn, sỏ bulong,…Tùy thuộc từng ứng dụng mà ta có thể chọn loại nào cho phù hợp.

Van được nhập khẩu từ rất nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,…của nhiều hãng khác nhau như Wonil, AUT, ARV,SW,…Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được nhập khẩu trực tiếp không qua nhà phân phối với giá thành tốt nhất và đều được bảo hành 12 tháng hỗ trợ lắp đặt và vận chuyển toàn quốc.

Cấu tạo của van bướm

Van bướm có cấu tao khá đơn giản bao gồm: thân van, trục van, đĩa van, bộ phận làm kín, bộ phận điều khiển và một số bộ phận bánh răng định vị, bulong…

Cấu tạo van bướm

Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng phần như sau:

– Thân: thân van là dạng hình khung tròn được đúc bằng nhiều chất liệu khác nhau như gang, inox, thép, nhựa,…để phù hợp với từng yêu cầu và ứng dụng khác nhau. trên thân có các lỗ để bắt bu long để cố định van vào hệ thống đường ống.

– Trục: phần này có thiết kế hình trụ thông thường được cấu tạo bằng chất liệu inox để có dộ bền cao chịu được ma sát và hoạt động nhiều. Một đầu của trục sẽ được kết nối với đĩa van (cánh bướm) còn đầu còn lại sẽ kết nối với bộ phận điều khiển hoạt động.

– Đĩa : hay còn có tên gọi khác là cánh bướm, phần này được cố định vào 1 đầu của trục có thể thực hiện hoạt động quay 1 gióc 90 độ. Phần này trực tiếp chịu tác động và tiếp súc với lưu chất lên thông thường được cấu tạo bằng gang hoặc inox, trong 1 số trường hợp van dùng trong hóa chất thì phần nàysẽ được cấu tạo bằng chất liệu nhựa.

– Zoăng : còn được gọi là bộ phận làm kín là bộ phận đảm bảo sự khít kín giữa các mặt kết nối như giữa đĩa van với thân van, thường được chế tạo bằng cao su, PDFE, TEFLON.

– Bộ phận điều khiển: là bộ phận kết nối với trục để thực hiện hoạt động đóng mở van thông thường đối với 1 van cơ thì bộ phận này sẽ là tay gạt, tay quay (vô lăng) nhưng nếu van được sử dụng trong các môi trường tự động thì sẽ được lắp bộ điều khiển điện hoặc bộ điều khiển khí nén.

Như bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu khá kĩ về cấu tạo của van. Tùy thuộc vào từng ứng dụng và nhu cầu của người sử dụng mà ta lựa chọn loại van nào có cấu tạo chất liệu cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.