Van bướm dùng để làm gì, cách lắp đặt van bướm.

Van bướm dùng để làm gì

Van Bướm là loại van quay (Rotary valves), bộ phận làm kín dạng đĩa, có thế quay được 90° hoặc xấp xỉ để đỏng hoặc mở van (sử dụng để cô lập hoặc điều chỉnh dòng chảy). Van bướm nguyên thuỷ được sử dụng trong đường ống khói nhưng không với tác dụng kín nước.

Khi công nghệ vật liệu phát triển, việc sử dụng các vật liệu đàn hồi với khả năng chống mài mòn, ăn mòn hoá học cao, đảm bảo ổn định về kích thước, khả năng chịu biến dạng do nhiệt độ, van bướm sử dụng trong hệ thống thuỷ lực ngày càng phổ biến, và phần vật liệu đàn hồi không được tôi cứng.

Van bướm cản trở dòng chất lỏng không đáng kể khi mở hêt cỡ, và nó ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chất lỏng khi được mở từ 15° đến 75°. Khi van bướm được mở một phần thì dòng chảy được đưa đồng đều qua cửa van và vòng làm kín, do đó van bướm cũng có thể được dùng trong quá trình điều tiết dòng chảy.

tác dụng của van bướm

Ưu điểm khác của van bướm là có khả năng sử dụng đối với chất lỏng có lẫn các hạt rắn trong nó. Van bướm cho khả năng điều khiển tốt nhiệt độ nước làm mát, đặc biệt loại ghép bộ có thể sử dụng trên đường nối tắt sinh hàn.

Phân loại van bướm.

  • Phân loại theo kiểu truyền động.
  • Van bướm tay quay hộp số
  • Van bướm tay gạt
  • Van Bướm điều khiển điện
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén.

Phân loại theo chất liệu.

  • Van bướm inox 304, 316
  • Van bướm gang
  • Van bướm thân gang cánh inox
  • van bướm thép
  • Van bướm nhựa pvc

Phân loại theo kết nối.

  • Van bướm 2 mặt bích
  • Van bướm tai bích
  • Van bướm dạng kẹp Wafer
  • Van bướm dạng kẹp Clam.

Phân loại theo quốc già và nhà sản xuất.

  • Van bướm Samwoo
  • Van bướm SW
  • Van bướm ARV
  • Van bướm AUT
  • Van bướm Emico
  • Van bướm AVK
  • Van bướm Đài Loan
  • Van bướm Hàn Quốc
  • Van bướm Malaysia

Cấu tạo của van bướm.

cấu tạo van bướm

Cấu tạo của van bướm gồm những thành phần chính như sau:

Thân van: Thân van của van bướm tương tự như một vòng kim loại trên thân van có những lỗ dùng để định vị vào đường ống bởi các bulon và đai ốc.

Đĩa van: Đĩa van là một tấm kim loại nó làm nhiệm vụ điều khiển dòng chảy (đóng hoặc mở dòng chảy) thông qua cơ cấu điều khiển hoặc tay quay

Seat ring: Là vòng làm kín giữa thân van và đĩa van khi van thực hiện quá trình đóng van hoàn toàn.

Ngoài ra còn có: Trục van, tay quay, tay gạt, bánh răng …

Cách lắp đặt van bướm

  • Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
  • Đường kính của 2 đường ống lắp Van Bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
  • Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
  • Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
  • Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa mặt bích và van
  • Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van
  • Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
  • Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
  • Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

Bảo trì van bướm.

Với có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào gây khó khăn cho trong việc vận hành van. Đến những mốc thời gian nhất định đã lập ra trong kế hoạch bảo trì thiết bị do phòng cơ điện đề ra cần tiến hành bảo trì (tốt nhất là từ 3- 6 tháng một lần) những người trực tiếp vận hành cần phải: Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong

Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như: đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không , nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng.

bảo chì van bướm

Lưu ý:  Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15° đến 75°. Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở. Cơ cấu gài góc độ mở gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở van

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.