I. Tìm hiểu về cấu tạo van bi điều khiển bằng điện
Trước khi đi vào tìm hiểu về cấu tạo của van bi điều khiển bằng điện là gì? Thì điều trước tiên chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu định nghĩa van bi điều khiển bằng điện là gì ?
1. Van bi điều khiển bằng điện là gì ?
Van bi điều khiển bằng điện là 1 loại van bi thông thường được thay thế bộ phận điều khiển dạng cơ (tay gạt) thành 1 bộ điều khiển điện có điện áp 24V, 220V, 380V (mô tơ điện) để van hoạt động hoàn toàn 1 cách tự động được sử dụng nhiều trong các môi trường tự động hóa.Van có thể gửi tín hiệu đến tủ PLC để điều khiển được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cấp thoát nước, hệ dẫn khí, nước thải.
Van bi điều khiển bằng điện có thể được phân loại theo rất nhiều cách khác nhau như dựa vào môi trường sử dụng, dựa vào kiểu lắp, kết nối với đường ống, dựa vào nhãn hiệu thương hiệu, dựa vào xuất sứ mà chúng ta có những loại khác nhau. Nhưng nếu phân loại dựa vào công dụng, tác dụng chính thì chúng ta có 2 loại như sau:
a. Van bi điều khiển bằng điện dạng ON/ OFF
Loại này là loại mà trạng thái van chỉ có thể thực hiện hoạt động đóng/mở
b. Van bi điều khiển bằng điện dạng tuyến tính (Góc mở 4 ~20mA)
Loại này chúng ta có thể điều khiển van mở theo những góc khác nhau để điều tiết, điều chỉnh lưu lượng của lưu chất chảy qua đường ống chúng ta sử dụng. Thông thường loại này sẽ được điều khiển bởi tín hiệu dòng 4-20mA. Đối với loại này thông thường còn được sử dụng như 1 van điều tiết.
II. Cấu tạo van bi điều khiển bằng điện
Van bi điều khiển bằng điện có cấu tạo từ hai phần chính đó là Van bi + Bộ điều khiển điện. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng phần như sau:
1. Phần van bi cơ
Van bi cơ có rất nhiều loại khác nhau trên thị trường như: van bi lắp bích, van bi 1 mảnh, van bi 2 mảnh, van bi 3 mảnh,….chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chung về cấu tạo một van bi chung như sau:
Đối với phần van bi cơ này thì có 5 bộ phận chính đó là: Thân, Trục, Bi, Zoăng, Tay Gạt,…
* Thân: được đúc từ nhiều chất liệu khác nhau tùy thuộc vào những ứng dụng cụ thể, đây được gọi là phần vỏ cũng là phần phần kết nối của van.
- Chất thiệu: gang, thép, inox, đồng, nhựa,…
- Kiểu kết nối: lắp bích tiêu chuẩn, lắp ren trong, kết nối theo kiểu hàn.
* Trục: là bộ phận hoạt động thường xuyên nên thường được làm bằng thép không gỉ và kim loại cứng ít bị ăn mòn. Đây là bộ phận chuyền lực tự bộ phận điều khiển hoạt động (tay gạt,bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén) tới bi van để thực hiện đóng/mở van.
* Bi: hay còn gọi là cái tên khác như là đĩa van là bộ phận chính đóng mở cửa van. Thường thì bi van được làm từ inox 304 và inox 316 để đảm bảo đồ bền, chống ăn mòn và mài mòn trong môi chất vì đây là bộ phận tiếp súc trực tiếp cũng như chịu tác động nhiều nhất từ lưu chất. Vì đĩa van có hình dạng viện bi mà người ta gọi chúng là van bi (ball velve).
* Zoăng: đây là bộ phận làm kín giữa đĩa với thân van thường được làm từ các loại cao su tổng hợp có tác dụng khổng để van bị rò rỉ lưu chất. Nhiệt độ làm việc của van bi phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu gioăng này. Các loại van thông dụng hiện nay thường được dùng loại gioăng PTFE (nhiệt độ làm việc 0 – 110 độ C).
* Tay gạt: đây là bộ phận điều khiển cũng như là thực hiện đóng mở của van trong trường hợp là van bi cơ thông thường. Bộ phận này thường được cấu tạo bằng chất liệu như thép, gang,… và còn tùy thuộc dựa vào chất liệu của thân. Ngoài ra bộ phận này có thể thay thế khi người sử dụng muốn hoặc là thay đổi môi trường sử dụng tự động thì có thể tháo lắp dễ dàng tahy thế bằng bộ điều khiển điện hoặc bộ điều khiển khí nén.
Ngoài những bộ phận chính được kể ở trên thì van còn một số các bộ phận nhỏ khác như: bulong, ốc, đệm,…
2. Phần bộ điều khiển điện
Bộ điện hay bộ động cơ điện được sử dụng để đóng mở các loại van cơ như: van bi, van bướm,…
Như chúng ta đã biết, hiện nay van bi điều khiển điện và van bướm điều khiển điện là những thiết bị van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong các nhà máy để đóng, mở hệ thống như: nhà máy giấy, nhà máy bia, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xử lý nước thải,…Sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau như nước, khí, xăng, dầu, Gas,…
Hai loại van này được điều khiển tự động bằng động cơ mô tơ điện có điện áp 24VDC, 220VAC.
Van bi điều khiển điện và van bướm điều khiển điện có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Dựa trên quy tắc đóng mở của bộ điện, tạo ra cơ năng làm quay trục của van làm cho bi quay tạo ra trạng thái đóng hay mở.
Khi bộ điện được cấp nguồn điện áp thì tùy thuộc môi tơ của từng loại van sẽ hoạt động và tác động lên cơ cấu trục và bánh răng quay, nhờ đó trục van chuyển động quay. Khi trục van quay sẽ tác động lên bi van quay một góc tương ứng để đóng hoặc mở van.
Nhờ công tắc giới hạn của bộ điện mà trục van chỉ quay một góc nhất định thường là 1 góc 90 độ. Khi đã quay đủ 1 góc này, dòng điện sẽ tự ngắt nhờ công tắc giới hạn này.
Bộ điều khiển điện có bộ phận vỏ được làm từ chất liệu hợp kim nhôm chịu được sự va đập và sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Bộ điều khiển điện được nhập khẩu trực tiếp từ nhiều nước khác nhau như Hàn Quốc, Đài Loan,…
Tổng kết: Bài viết này của chúng tôi đã chình bày rõ cấu tạo và định nghĩa về chi tiết về loại van bi điều khiển bằng điện nếu còn thắc mắc về điều gì thì liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0865901568 hoặc qua Email: khanh@tuanhungphat.vn