Cách lắp đặt van bi và những điểm cần lưu ý

Đặc điểm và kết nối

Đặc điểm của van bi.

Van bi là một sản phẩm thuộc dòng van xoay được sản xuất từ các loại vật liệu như đồng, thép, gang hay inox… Có rất nhiều các loại van bi được phân loại như van bi đồng, van bi tay gạt,…các loại van khác nhau sẽ có những cách lắp đặt khác nhau từ các sản phẩm khác loại như van chan hay cùng loại cũng có những điểm khác biệt riêng. Vậy những lưu ý khi lắp đặt van bi là gì hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Tìm hiểu các loại kết nối của van bi.

Các kiểu lắp van bi thông thường đó là lắp ren và lắp mặt bích. Mối nối ren và mối nối bích cũng là phần để kết nối giữa van bi và đường ống dẫn và 2 mối nối đó sẽ dùng đệm để làm kín. Yêu cầu khi lựa chọn các loại mối nối này đó là nó cần đạt tiêu chuẩn ISO228 – 1 để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình vận hành hệ thống.

cấu tạo van bi

Đối với người thực hiện lắp đặt trước khi thực hiện bước đưa vào kiểm tra thủy lực và khí nén cần phải lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn đối với các chi tiết van trước đó, như vậy mới đảm bảo được quá trình kiểm tra được chính xác. Tiến hành kiểm tra xem khoảng cách tối thiểu giữa phần ống răng và vai của miệng đã đạt mức tiêu chuẩn là 1mm hay chưa rồi điều chỉnh cho đúng.

Lắp đặt van bi cần lưu ý những gì ?

Để bảo vệ được phần sơn bên ngoài của van bi không bị bong tróc, trầy xước thì sử dụng kiềm là một việc không nên làm. Và khi thực hiện thao tác vặn van này cần thực hiện theo chiều đúng của nó, thêm vào nữa đó là không được kẹp thân van trong quá trình vặn. Các loại ốc van cũng như phụ tùng khác cũng được siết vừa phải không lỏng quá rất dễ gặp sự cố trong khi vận hành thiết bị, và cũng không được dùng van để đỡ ống trong thời gian thực hiện việc lắp đặt.

Van bi cũng tương tự với van một chiều đó là có thể điều chỉnh dòng chảy theo một hay nhiều hướng nhất định và có thể chuyển hướng của dòng chảy. Tuy nhiên van bi lại đóng mở khá nhanh và van bi cũng được vận hành đơn giản, dễ dàng hơn van nút nhờ đặc tính phần điều chỉnh có cấu tạo tròn. Ngoài ra van bi cũng không cần phải bôi trơn mà lực ma sát của bi và các vòng làm kín vẫn không hề cao nhờ cấu tạo hình dạng của nó sẽ giảm lực ma sát xuống. Các bulong đai ốc thì cần xiết từ từ và thật cẩn thận theo mặt phẳng.

vị trí lắp đặt van bi

Nếu bạn có ý đinh tự lắp đặt thiết bị van bi thì cần tìm hiểu ngay những lưu ý trên đây để đảm bảo quá trình vận hàng được diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, việc trang bị thêm cho mình những thông tin này cũng rất cần thiết, khi đó bạn có thể hiểu rõ hơn và giám sát được đơn vị lắp đặt cho mình hay cho doanh nghiệp.

Bảo trì van bi

Sự cố đối với Van Bi thường là kẹt tay vặn do một thời gian lâu không điều khiển nên giữu trục van và thân van có thể sẽ bị bó gây khó khăn trong quá trình vận hành, van bi cũng thường hay bị rò rỉ phần trục van do quá trình làm việc nhiều tạo ra sự mài mòn sự kín khít giữa phần làm kín và trục van, thân van, viên bi không đảm bảo.

Để tránh các trường hợp trên thì: Người phụ trách vận hành van phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các van. Thường xuyên lau chùi ngoài van tránh các bụi bẩn bám lại ảnh hưởng đến quá trình vận hành của van, tra dầu mỡ them định kỳ vào các vị trí cần thiết (3-6 tháng 1 lần) để van điều khiển trơn chu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.