Hướng dẫn lắp đặt van chống nước va (van búa nước)
Trước khi lắp đặt van chống nước va cần làm vệ sinh ống để loại bỏ những tạp chất có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của van.
Lắp đặt van theo chiều mũi tên như trên nắp van là chiều đường nước.
Tốt nhất nên lắp đặt bổ sung 1 van cổng phía sau của van chống va .
Nối cổng tín hiệu vào đường ống chính số 10 ở khoảng cách xấp xỉ 2 mét phía trước van chống va như minh họa trên hình vẽ.
Đóng van 2 chiều số 5 và số 8. Mở van 2 chiều số 10 và số 6 và mở cho nước chảy qua van chống va.
Kiểm tra tránh sự rõ rỉ nước tại các khớp nối. Đóng việc cấp nước cho van chống va.
Đảm bảo rằng không có không khí trong đường ống chính và đảm bảo đường ống chính đầy nước.
Cần lưu ý rằng đường ống không có nước cần một số ngày để có thể xả hết khí một cách toàn bộ.
Điều chỉnh van chống nước va
Đầu tiên mở các van số 6, số 5 và số 10. Sau đó đóng van số 8 lại.
Nới lỏng ốc điều chỉnh ở cụm van pilot số 11 và số 13. Xoay ốc điều chỉnh áp suất số 12 theo chiều ngược kim đồng hồ hết cỡ.
Từ từ mở van cổng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định áp suất giữ ổn định.
Điều chỉnh áp lực ở vị trí ốc số 14 theo chiều kim đồng hồ đến khi van chống van đóng lại hoàn toàn.
Tiếp theo điều chỉnh ốc vị trí số 12 đến khi van chống nước va từ từ mở ra. Tiếp theo đóng nút khóa cụm van pilot số 11.
Từ từ mở van cổng ra đến khi van mở hoàn toàn.
Bắt đầu mở máy bơm để kiểm tra. Từ từ xoay ốc điều chỉnh áp suất số 14 theo chiều ngược kim đồng hồ. Sau đó đóng cụm van pilot số 13.
Sau đó dừng bơm để kiểm tra áp suất ngược dòng. Lắp lại bước số 7 khi chưa đạt yêu cầu, khi đạt yêu cầu thì dừng lại.
Tìm hiểu chung về hiện tượng nước va (búa nước)
Búa nước là hiện tượng gì?
Búa nước (hay tổng quát hơn, búa lưu chất) là sự dâng áp đột ngột hay sóng áp được tạo ra khi một chất lưu (thường là chất lỏng nhưng đôi khi cũng là chất khí) đang chuyển động bị buộc phải dừng lại hoặc đổi hướng một cách đột ngột (thay đổi động lượng).
Hiện tượng búa nước thường xảy ra khi đóng van đột ngột ở một đầu của hệ thống đường ống, và vì vậy tạo ra sóng áp suất truyền trong đường ống. Nó cũng được gọi là sốc thủy lực. Sóng áp suất này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ tiếng ồn và chấn động đến phá hoại đường ống.
Có thể làm giảm tác động của các xung búa nước bằng cách sử dụng bể tích áp thủy lực, bình giảm áp, bể điều áp, và các phương pháp khác.
Nguyên nhân hiện tượng nước va (búa nước)
Khi một đường ống bị chặn đột ngột tại cửa ra (hạ lưu), khối nước phía trước cửa ra đã bị đóng vẫn còn đang di chuyển, do đó áp suất bị tích tụ lên cao và tạo ra sóng xung kích. Trong hệ thống đường ống nước dân dụng điều này sẽ tạo ra một tiếng nổ lớn, giống như một tiếng ồn do búa đập. Búa nước có thể gây ra vỡ đường ống nếu áp suất đủ lớn.
Các bẫy không khí hoặc các ống đứng (hở ở bên trên) đôi khi được lắp đặt vào hệ thống đường ống vì chúng có tác dụng như là các bộ giảm chấn, hấp thụ các lực phá hoại tiềm năng do chuyển động của nước.
Trong nhà máy thuỷ điện, dòng nước chuyển động dọc theo đường hầm hoặc đường ống dẫn có thể bị chặn không cho xâm nhập vào tua bin bằng cách đóng van.
Tuy nhiên, ví dụ, nếu có 14 km đường hầm với đường kính 7,7 m, chứa đầy nước đang chuyển động với vận tốc là 3,75 m/s,[3] tức là tương đương với khoảng 8.000 MJ động năng phải bị bắt giữ. Thì sự bắt giữ này thường được thực hiện bằng một trục điều áp (surge shaft)[4] mở phía trên, cho nước chảy vào đó; khi nước dâng lên trục, động năng của nó được chuyển đổi thành thế năng, việc này làm cho dòng nước trong đường ống giảm tốc.
Các trạm HEP (tháp nước là ví dụ thực tế của một trong những trạm HPE) được coi như là những bình dâng trong những trường hợp như thế này.
Trong hệ thống cấp nước gia đình, hiện tượng búa nước có thể xảy ra khi dòng nước từ máy rửa chén, máy giặt, bể phốt bị ngắt đột ngột do khóa van hay tắt máy. Kết quả là có thể nghe thấy tiếng nổ lớn, hay tiếng lách tách lặp đi lặp lại (vì sóng xung kích di chuyển tới lui trong hệ thống đường ống dẫn nước), hoặc sự rung lắc mạnh của đường ống.
Mặt khác, khi van thượng lưu trong đường ống đóng lại, dòng nước ở hạ lưu của van cố gắng tiếp tục chảy, tạo ra một khoảng chân không (vacuum) và khoảng chân không này có thể gây ra gãy hoặc nổ đường ống. Vấn đề này có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu đường ống được đặt trên sườn dốc.
Để ngăn chặn điều này, không khí và các van xả áp chân không, hoặc lỗ thông hơi, được cài đặt phía hạ lưu của van để cho không khí nhập vào dòng chảy để ngăn ngừa khoảng chân không này xảy ra.
Các nguyên nhân khác của hiện tượng búa nước có thể kể đến là hỏng máy bơm và đóng gấp van kiểm tra (hay còn gọi là van một chiều) (để giảm tốc độ đột ngột, van kiểm tra có thể bị coi là đóng quá gấp, tùy thuộc vào các đặc tính động lực của van kiểm tra và khối lượng nước giữa van kiểm tra và bể chứa).