Van bướm điều khiển bằng khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén sử dụng phổ biến trong các hệ thống bởi tính an toàn, hiệu quả lắp đặt vận hành hết sức dễ dàng ứng dụng : nước sạch, nước thải, hóa chất, gas, dầu, thực phẩm,…
Chất liệu: Gang, Nhựa, Inox, Thép,… – Đường kính: DN50 – DN1200
Áp suất làm việc: 16bar, 25bar – Kiểu điều khiển: On/ Off, Tuyến tính
Áp suất khí nén: 2 bar – 8 bar – Thời gian đóng mở: 1s – 2s
Kiểu kết nối: Có mặt bích, Wafer kẹp – Nhiệt độ làm việc: -5 đến 180 độ C
Mặt bích tiêu chuẩn: JIS, BS, DIN, ANSI
Hãng sản xuất: Haitima – Xuất xứ: Đài Loan, Kosa Plus – Hàn Quốc
Bảo hành: 24 tháng
Mô tả
Van bướm điều khiển bằng khí nén là gì ? Tìm hiểu về van điều khiển bằng khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén là loại van bướm cơ thông thường kết nối với bộ truyền động khí nén ( có thể là xy lanh khí nén, bộ điều khiển khí nén ) với mục đích điều khiển quá trình đóng mở tự động thay thế cho việc vận hành thủ công bằng sức người
Van bướm khí nén thuộc dòng van điều khiển khí nén được điều khiển đóng/mở tự động bởi bộ điều khiển dựa vào áp lực của khí nén. Thông thường có 2 loại tác động: tác động on/ off và tác động tuyến tính mở theo góc van ( tín hiệu analog 4- 20 mA )
Van bướm khí nén được kết hợp gồm: van bướm (butterfly valve), thiết bị điều khiển khí nén (Pneumatic actuator), công tắc giới hạn hành trình (Limit switch), van điện từ (solenoid valve).
Với phần van bướm có nhiều loại chất liệu đa dạng như gang, inox, nhựa hoặc thép cùng với đó là nhiều tiêu chuẩn kết nối như JIS, BS, ANSI, DIN
Hiện nay chúng tôi đang nhập khẩu và phân phối các dòng van bướm điều khiển khí nén Kosa Plus Hàn Quốc và Haitima Đài Loan
Định nghĩa van điều khiển khí nén
Là loại van được điều tự động nhờ phần xi-lanh bởi áp lực của khí nén đi vào đầu điều khiển khí. Khí nén được cấp vào bộ điều khiển khí với áp suất từ 3 đến 8 bar sẽ tác động làm cho xy lanh chuyển động, cơ cấu xy lanh này sẽ biến chuyển động của xy lanh thành chuyển động quay của trục van (thông thường trục của van sẽ quay 1 góc 90 độ) và sẽ tác động đến trạng thái của van giúp van chuyển trạng thái từ đóng sang mở hoặc mở sang đóng.
I. Ứng dụng và lý do lên chọn dùng van bướm điều khiển khí nén
1. Ứng dụng
Có thể khẳng định rằng, đây là loại van được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống bởi tính an toàn, hiệu quả mà lắp đặt cũng như vận hành hết sức dễ dàng có thể kể ra các ứng dụng như:
– Hệ thống nước sạch, nước siêu sạch, nước thải, hệ thống gió…
– Hệ thống dẫn khí oxy, phòng sạch..
– Hệ thống cấp xả liệu: than, xi măng, vật liệu rắn, vật liệu lỏng…
– Ứng dụng cho các nhà máy sản xuất thức ăn, thực phẩn chế biến hay dệt nhuộm,…
– Ứng dụng cho các nhà máy xi măng, gỗ, thực phẩm, nhà máy bia, thuốc lá,…
2. Lý do chọn sử dụng van
Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống và quá trình sản xuất có nhiệt độ nhỏ hơn 180 độ C và áp lực trung bình từ 10 ~ 16 bar.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và tự động hóa nói riêng. Công ty chúng tôi là đơn vị hàng đầu cung cấp van điều khiển điện và van điều khiển khí nén tại Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm nói chung và riêng van điều khiển đã và đang được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp tự động hoá phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan. Cung cấp đầy đủ chứng từ nhập khẩu, chứng chỉ chất lượng (CQ), Chứng chỉ xuất xứ (CO).
Với những ưu điểm dưới đây chúng ta sẽ hiểu được lý do loại van này được lựa chọn sử dụng nhiều trong hầu như các hệ thống:
– Đóng nhanh, mở nhanh
– Lưu lượng chảy qua đường ống luôn được đảm bảo và không tiêu hao,luôn giữ ổn định và đảm bảo.
– Thiết kế đơn giản dễ dàng lắp đặt, thay thế sản phẩm mới,khoảng cách hẹp phù hợp cho không gian cần tiết diện bé.
– Ứng dụng cho nhiều môi trường khác nhau tùy theo chất liệu van và gioăng làm kín.
– Độ an toàn của hệ thống khí nén cao.
– Giá thành hợp lý (thấp so với loại van bướm điều khiển điện hay các loại khác)
– Có thể tháo lắp từng bộ phận khi sảy ra sự cố hoặc thay mới mà không cần các dụng cụ đặc biệt
– Dạng wafer có thể lắp đặt với nhiều loại tiêu chuẩn mặt bích khác nhau như: JIS 10K, BS PN16, DIN PN16, ANSI #150LB.
– Hoạt động nhờ khí nén lên van rất an toàn không sảy ra cháy nổ.
– Dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa van khi có sự cố xãy ra
– Kích thước van lớn, phù hợp cho nhiều đường ống, hệ thống có kích thước từ DN50 – DN600.
– Có đầy đủ giấy tờ đi theo CO,CQ,…
– Được bảo hành 15 tháng theo chế độ của nhà sản xuất đưa ra.
– Khi mua hàng sẽ được nhân viên kĩ thuật hướng dẫn cách lắp đặt và vận hành đối với người sử dụng không biết cách lắp đặt hoặc mới sử dụng
– Hỗ trợ giao hàng
3. Thông số kỹ thuật của van bướm điều khiển khí nén
- Kích cỡ van bướm : DN40 – DN500 ( kích thước lớn hơn đặt hàng 30 ngày )
- Chất liệu van : Gang, inox, nhựa, hoặc thép
- Đệm làm kín : EPDM, NBR, TEFLON PTFE
- Áp lực làm việc : PN16 đến PN25
- Chịu được nhiệt độ cao từ -10 – 200 độ C
- Dạng kết nối : Lắp ren, lắp bích, lamp vi sinh
- Tiêu chuẩn mặt bích kết nối : JIS, DIN, BS
- Kết nối đường ống : dạng Wafer hoặc 2 mặt bích
- Kiểu đóng mở : ON/OFF hoặc tuyến tính 4 – 20 mA
- Kiểu tác động : Tác động đơn hoặc tác động kép
- Thương hiệu : Kosa Plus, Haitima, Geko…
- Xuất xứ : Hàn Quốc, Đài Loan,…
II. Cấu tạo van bướm điều khiển khí nén
Cấu tạo được phân chia làm 2 thành phần chính đó là phần van bướm cơ thông thường và phần xy lanh ( Phần điều khiển khí nén).
Từ cấu tạo chúng tôi có công thức như sau
Van bướm cơ + Đầu điều khiển khí nén = Van bướm điều khiển khí nén
Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng phần ở bài viết dưới đây.
1. Phần van bướm
Phần này cũng giống như loại van bướm thông thường tay gạt, tay quay mà chúng ta hay bắt gặp.
Lựa chọn loại van bướm này phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng cho môi trường gì ?
Ví dụ : Đối với môi trường nước sạch, khí nén chúng ta chọn: van bướm gang, van bướm gang cánh inox
Môi trường nước thải chúng ta sử dụng van bướm inox, gioăng teflon, hay môi trường hóa chất chúng ta dùng van bướm nhựa UPVC, CPVC
Hay là môi trường thực phẩm đồ uống chúng ta chọn van bướm vi sinh.
Cấu tạo gồm có 4 bộ phận chính
– Thân: Thân van bướm là một vòng kim loại được đúc từ chất liệu như inox, gang, thép hoặc nhựa,… được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống. Một số loại có chất liệu kim loại được sơn phủ 1 lớp sơn epoxy dầy để bảo vệ van khỏi những tác động bên ngoài cũng như tăng tính thẩm mĩ cho van.
– Đĩa van (cánh bướm): Cánh van thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống, thông thường khi thân van làm bằng kim loại như inox hay gang thì đĩa van sẽ được làm bằng chất liệu inox vì phần này tiếp súc trực tiếp với lưu chất.
– Trục (Ty): Được làm bằng inox hoặc thép không rỉ, một đầu kết nối với đĩa van phần còn lại kết nối với bộ phận điều khiển van trong trường hợp này trục được kết nối với bộ điều khiển khí nén.
– Bộ phận làm kín: Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su EPDM, NBR, PDFE, TEFLON
2. Phần xy lanh – Bộ điều khiển khí nén:
Đây có thể nói là phần quan trọng nhất của van bướm điều khiển khí nén dùng để điều khển hoạt động của van một cách tự động. Với vỏ ngoài cấu tạo bằng chất liệu hợp kim nhôm chắc chắn bảo vệ xi lanh bên trong, ngoài ra còn cỏ tiêu chuẩn IP67 giúp van có thể sử dụng được cả ở ngoài trời.
Đây chính là phần mà chúng ta có thể hiểu nó là 1 chiếc xy lanh đôi, xy lanh kép. Phần này khi được cấp khí nén hoặc xả khí nén sẽ tạo ra hiện tượng xoay trục 90 độ, từ đó tạo ra hiện tượng đóng hoặc mở van. Thông thường bộ điều khiển khí nén sẽ có hai loại đó là tác động đơn và tác động kép chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu như sau.
a. Tác động đơn:
Là loại tác động chỉ dùng áp xuất của khí nén trong chu trình mở van. Lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng và giữ van luôn trong trạng thái đóng nếu không cung cấp khí nén cho bộ truyền động.
– Chu trình mở: Áp lực của khí nén đi vào từ cổng C vào buồng trong của bộ điều khiển thắng lực nén của lò xo đẩy piston chạy sang hai bên, các bánh răng của trục vít quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để mở van. Khi đó không khí từ hai buồng ngoài sẽ thoát ra ngoài qua cổng L
– Chu trình đóng: Khi nguồn khí nén bị gián đoạn hoặc ngừng cấp khí thì lực nén của lò xo đẩy pistong theo hướng ngược lại (vào trong), lúc này piston quay theo chiều kim đồng hồ để đóng van.
Khi đó không khí từ buồng trong sẽ thoát ra ngoài qua cổng C. Chúng ta cũng có thể cấp khí nén vào cổng L để tăng tốc độ đóng van và sử dụng như dạng tác động kép nếu lò xo bị liệt. Lắp bộ điều khiển khí nén tác động đơn thì van sẽ luôn trong trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn.
b. Tác động kép:
Là loại tác động cần phải sử dụng áp suất của khí nén trong cả hai chu trình đóng và mở van.
– Chu trình mở: Khí nén đi vào từ cổng C vào buồng trong của bộ điều khiển đẩy piston chạy sang hai bên, các bánh răng của trục vít quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để mở van. Khi đó không khí từ hai buồng ngoài sẽ thoát ra ngoài qua cổng L. Van trong trạng thái mở hoàn toàn.
– Chu trình đóng: Áp lực của khí nén đi vào từ cổng L vào hai buồng ngoài của bộ điều khiển đẩy piston chạy vào trong, các bánh răng của trục vít quay cùng chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để đóng van. Khi đó không khí từ buồng trong sẽ thoát ra ngoài qua cổng C. Van trong trạng thái đóng hoàn toàn.
Chúng ta cần phải lựa chọ hợp lý chính xác giữa van tác động đơn và van tác động kép để phù hợp với quy trình và mục đích sử dụng của hệ thống.
III. Cách thức hoạt động – Nguyên lý làm việc
Quy trình đóng mở được hoạt động một cách tự động mà không cần tác động lực mở bằng tay như dạng cơ thông thường. Lưu lượng khí nén sẽ được cấp cho động cơ khí nén thông qua một van điện từ khí nén dạng 5/2 đối với tác động kép hoặc 3/2 với tác động đơn, khi khí nén được cấp cho bộ khí nén dưới áp lực khí nén vừa đủ từ 3 – 8 bar để làm bộ khí nén chuyển động, lực truyền động truyền cho trục van bướm và làm cánh van chuyển động và quá trình đóng mở van được thực hiện một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian 1s-2s.
Khi cánh van nằm song song với đường ống lúc này van đang ở trạng thái mở hoàn toàn, khi cánh van vuông góc với đường ống thì van đang ở trạng thái đóng hoàn toàn. Dựa vào mắt thường với ký hiệu trên nắp khí nén chúng ta có thể nhận thấy được van bướm điều khiển khí nén đang ở trạng thái đóng hoặc mở.
Trong một số ứng dụng nhu cầu sử dụng để điều tiết lưu chất đi qua van, để sử lí điều này đầu khí nén sẽ được lắp thêm 1 bộ điều tiết khí nén hay còn gọi là bộ điều khiển khí nén tuyến tính. Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu 4-20ma từ tủ điều khiển để điều tiết khí nén đi vào đầu khí điều chỉnh cánh van mở theo từng góc khác nhau.
Nếu cần thiết chúng ta có thể lắp đặt thêm bộ công tắc giám sát hành trình ( limit switch box ) phía trên đầu khí nén lúc này mọi tín hiệu trạng thái đóng mở sẽ được truyền về tủ điều khiển mà không cần phải ra tận nơi quan sát van.
IV. Phân loại van bướm điều khiển bằng khí nén
Được chia làm nhiều loại khác khác nhau tùy theo chất liệu, xuất sứ, kiểu kết nối,…tùy theo mục đích sử dụng hoặc yêu cầu của người sử dụng mà chúng ta chọn loại nào cho phù hợp với từng ứng dụng để tối ưu cũng như đảm bảo về chi phí sử dụng.
1. Phân loại theo chất liệu
a. Van bướm inox điều khiển bằng khí nén
Van bướm inox điều khiển khí nén với thiết kế thân van hoàn toàn bằng chất liệu inox 304, 316 cùng phần gioăng làm kín được làm từ vật liệu Teflon PTFE.
Với đặc điểm này giúp van hoạt động tốt trong nhiều môi trường khác nhau, nhiệt độ làm việc lên đến 180 độ C, cùng với áp lực làm việc tối đa đạ 21 kg/cm2.
Van bướm inox đóng mở bằng khí nén còn được sử dụng trong các môi trường hóa chất NaOH, HCL, H2SO4, Ba2SO4… có nồng độ ăn mòn lên đến 40%
Thông số kỹ thuật
- Kích thước : DN40 – DN500 ( Có sẵn )
- Chất liệu : SUS304, SUS316
- Đệm làm kín : PTFE
- Môi trường làm việc : Nước, khí, chất lỏng, dầu…
- Áp lực khí nén : 3 – 8 bar
- Kiểu đóng mở : On/off hoặc tuyến tính
- Dạng tác động : Tác động đơn hoặc tác động kép
- Thương hiệu : Kosa Plus, Haitima, Theobon, Geoko
- Xuất xứ : Hàn Quốc, Đài Loan, China
- Bảo hành 12 tháng
Kết luận : Là sản phẩm chuyên sản xuất ứng dụng cho môi trường hoá chất, nước thải công nghiệp nên bạn có thể yên tâm về mặt chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm. Nhờ chất liệu inox 304,316 giúp cho việc sử lý những hạn chế mà các sản phẩm cùng loại khác không thể đảm nhận được, nó trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều vì được thiết kế bằng chất liệu cao cấp và gia công đặc biệt cho khả năng chịu đựng hiệu quả.
b. Van bướm gang điều khiển bằng khí nén
Phần van được đúc bằng gang đen, gang cầu hoặc gang dẻo, có độ bền cao, chịu nhiệt độ và áp lực cao, sử dụng cho chất lỏng hệ hơi hóa chất và nước thải tại nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà…có đa dạng kích thước,loại van này còn có giá thành rẻ vì cấu tạo van là gang rẻ hơn so với những loại chất liệu khác.
Thông số kỹ thuật
- Kích thước : DN40 – DN500
- Chất liệu : Gang đúc nguyên khối
- Đệm làm kín : Cao su EPDM, NBR
- Môi chất làm việc : Nước, dầu, khí, gió…
- Dạng đóng mở : On/off hoặc tuyến tính 4 – 20 mA
- Áp lực làm việc : 16 kg/cm2
- Thương hiệu : Kosa Plus, Haitima
- Xuất xứ : Hàn Quốc, Đài Loan
c. Van bướm nhựa điều khiển bằng khí nén
Thường được cấu tạo từ chất liệu nhựa PVC, UPVC được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng để cô lập hoặc điều chỉnh dòng chảy và hoạt động của nó tương tự như một van bi cho phép đóng mở dòng chảy nhanh chóng nhưng giá thành rẻ, hoạt động tốt trong các ứng dụng như cho các bể bơi, phòng thí nghiệm, thực phẩm và nước giải khát, xử lý nước, ứng dụng khoa học đời sống và ứng dụng hóa học.
Tuy nhiên đặc tính của van bướm nhựa khí nén là khả năng chịu nhiệt độ thấp, áp lực thấp. Chính vì thế khi sử dụng van bướm nhựa chúng ta cần lưu ý đặc điểm này
Thông số kỹ thuật
- Kích cỡ : DN50 – DN500
- Gioang làm kín : EPDM, FEP, PTFE
- Nhiệt độ làm việc : 80 độ C
- Áp suất làm việc : PN10 ( 150 PSI )
- Kiểu đóng mở : ON/OFF hoặc Tuyến Tính
- Dạng tác động : Tác động đơn, tác động kép
- Thương hiệu : Kosa Plus, Haitima
- Xuất xứ : Hàn Quốc, Đài Loan
d. Van bướm thép điều khiển khí nén
Đối với các hệ thống lò hơi, hệ thống trong các nhà máy nhiệt điện, lò đốt, trong hầm mỏ, dưới dự tác động của nhiệt độ cao, áp lực cao. Việc sử dụng một thiết bị van bướm thép điều khiển khí nén là vô cùng hợp lý.
Ngoài khả năng chống cháy nổ, van có thể khắc phục được tình trạng môi trường khắc nghiệt mà hầu hết các dòng van khác không thể hoạt động được.
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu van : Thép ( WCB ), Đĩa van bằng inox hoặc Thép
- Môi trường sử dụng : hơi nóng, khí nóng,
- Nhiệt độ làm việc : Max 250 độ C
- Kiểu đóng mở : ON/OFF hoặc Tuyến tính 4 – 20 mA
- Áp lực làm việc : PN16, PN20
- Thương hiệu : Kosa Plus, Haitima
- Xuất xứ : Hàn Quốc, Haitima
e. Van bướm không gioăng điều khiển khí nén
Loại van này thường được chế tạo bằng chất liệu inox, một số khác được làm bằng thép. Sự khác biệt so với các van bướm thông thường khác là dòng này không có gioăng đệm, mục đích sử dụng cho các môi trường có độ ăn mòn cao, nhiệt độ cao
Van bướm không gioăng hay còn gọi là van bướm đồng tâm với phần đĩa van được ép chặt vào phần thân khi đóng nên tạo độ kín
Thông số kỹ thuật
- Kích thước : DN50 – DN300
- Môi trường sử dụng : Khí, Hơi, Chất lỏng, dầu…
- Nhiệt độ làm việc : Max 250 độ C
- Áp lực : 16 bar
- Kết nối : lắp bích kiểu Wafer
- Đóng mở : ON/OFF – Tuyến Tính
- Thương hiệu : Kosa – Korea, Haitima – Đài Loan
2. Phân loại theo xuất xứ
Tất cả các loại van bướm điều khiển bằng khí nén đều được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp không qua nhà phân phối nào nên giá thành của van cũng rất hợp lý cho người sử dụng.Van thường được nhập khẩu từ các nước sản xuất van hàng đầu như Hàn Quốc, Đài loan, Nhật Bản, Thỗ Nhĩ Kì, Italya, Đức, Pháp…
Từ đó ta có các dòng van điều khiển khí như :
- Van bướm khí nén Hàn Quốc
- Van bướm khí nén Đài Loan
- Van bướm khí nén Italya
- Van bướm khí nén Nhật Bản
Một số khác còn được nhập khẩu từ các nước EU có nền công nghiệp van phát triển mạnh. Với việc cung cấp đa dạng các chủng loại van bướm khí nén, điều này giúp cho các kỹ sư, đơn vị sử dụng có nhiều sự lựa chọn cho hệ thống của mình. Đồng thời cải tiến hệ thống chất lượng, giúp tối ưu những chi phí sữa chữa sau này
V. Ưu nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén
1. Ưu điểm
Van bướm điều khiển khí nén là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nó có ưu điểm gì hơn so với các sản phẩm tương đường cùng chức năng như van bi điều khiển khí nén, van xiên khí nén.
– Van bướm điều khiển khí nén để bảo vệ lưu lượng chảy qua đường ống luôn được đảm bảo.
– Chi phí rẻ hơn, nếu ta so sánh van bi điều khiển khí nén, hay van cầu điều khiển khí nén thì giá của van bướm điều khiển khí nén, rõ ràng là van bướm điều khiển khí nén rẻ hơn van bi điều khiển khí nén và van cầu điều khiển khí nén rất nhiều.
– Thay thế và lắp đặt dễ dàng.
– Đóng mở nhanh chỉ 1s – 2s
– Chống ăn mòn tốt.
– Ron làm kín được thiết kế với độ kín cao, độ an toàn lớn.
– Độ an toàn khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén cao.
– Sử dụng nhiều môi trường khác nhau, chúng ta chỉ cần lựa chọn van bướm phù hợp với môi chất đó.
2. Nhược điểm
– Khả năng tiết lưu dòng chảy không thực sự tốt, dễ bị rò rỉ lưu chất.
– Nhiệt độ làm việc và áp lực làm việc của van bướm khí nén không bằng van bi khí nén.
– Không có loại van kích thước bé: DN15, DN20, DN32, DN40. (Chỉ có van bướm vi sinh)
– Khi mở cánh van nằm giữa dòng chảy lưu chất, vì thế nếu môi chất sử dụng có các vật rắn lớn sẽ làm như hỏng, kẹt cánh van
VI. Phụ kiện lắp đặt trong hệ thống có van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén được lắp trong các hệ thống tự động để điều khiển đóng mở lưu chất đi trong đường ống, để van có thể hoạt động thì hệ thống van không thể thiếu những phụ kiện lắp đặt cũng như hỗ trợ để van hoạt động.
Ngoài van bướm điều khiển khí nén là phần chính thì chúng ta có những phụ kiện khác như:
- Công tắc giới hạn, công tắc giám sát (Limit swith box)
- Bộ điều khiển tuyến tính cho van khí nén (Positioner)
- Van điện từ khí nén (Pneumatic solenoid valve)
- Bộ lọc khí nén (Pneumatic filter)
- Dây dẫn khí (Pneumatic conductor)
Ngoài ra còn có 1 số phụ kiện nhỏ khác như tiêu âm và đầu kết nối nhanh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về các phụ kiện đi theo trong hệ thống lắp đặt van bướm điều khiển khí nén ở bài viết dưới đây.
1. Công tắc giới hạn, công tắc giám sát (Limit swith box)
Limit swith box là tên tiếng anh của công tắc giám sát đóng nhiệm vụ giúp sác định trạng thái đóng mở của van khi van được lắp trên đường ống, ngoài ra nó còn gửi tín hiệu về tủ để biết vị trí của cánh van. Việc lắp thêm thiết bị Limit switch box giúp cho quá trình sử dụng, vận hành van trở nên đơn giản và đặc biệt là thao tác kiểm tra vị trí van khi van đang nằm ở trong đường ống hoặc nằm phía xa, phía khuất không thể nhìn được bằng mắt thường.
2. Bộ điều khiển tuyến tính cho đầu khí nén (Positioner)
Tên tiếng anh của nó là Positioner đây là thiết bị được lắp với bộ điều khiển khí nén để điều chỉnh góc mở của van. Nó được lắp với đầu khí của van bướm điều khiển khí nén để điều chỉnh cánh van theo ý mong muốn và chở thành van điều tiết. Bộ điều khiển tuyến tính dùng tín hiệu analog 4 – 20mA để điều chỉnh góc mở của van tương ứng các góc độ từ 0 – 90 độ
Khi cung cấp nguồn tín hiệu điều khiển, bộ tuyến tính sẽ điều tiết lưu lượng khí cấp và bộ điều khiển khí nén. Bộ điều khiển tuyến tính này có thể cung cấp tín hiệu output để phản hồi về tủ điều khiển hoặc máy tính. Khi đó người vận hành dễ dàng kiểm soát được tình trạng của van và quản lý hệ thống tự động một cách tối ưu nhất.
3. Van điện từ khí nén (Pneumatic solenoid valve)
Van điện từ khí nèn là loại van đóng mở bằng điện sử dụng để chuyển hướng hoặc đóng mở đường khí nén cấp cho hộ thống. Sử dụng van điện từ khí nén giúp chúng ta kiểm soát cũng như điều tiết khí nén 1 cách chính sác chuẩn yêu cầu kĩ thuật và an toàn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van điện từ khác nhau để nhận biết được loại mình cần sử dụng thì chúng ta lên tìm hiểu kĩ hơn về nó cụ thể là dựa vào số cửa, số vị trí là những loại van điện từ đảo chiều . Ngoài ra cũng dựa vào điện áp của cuộn coil chúng ta cũng có một số loại van điện từ khí nén khác nữa.
* Số cửa: chính là số lỗ để lắp đường dây dẫn khí vào hoặc lỗ thoát của khí nén thông thường ta có số cửa là: 2, 3, 4, 5.
* Số vị trí: là số chỗ định vị con trượt của van, thông thường thì van thường có số vị trí là 2,3.4. Một số trường hợp đặc biệt có thể có số vị trí lớn hơn.
Căn cứ vào số cửa và số vị trí chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại van điện từ khí nén như sau:
– Van đảo chiều khí nén 2/2 – Van 2 cửa 2 vị trí: Khi chưa nhấn nút, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 và cửa số 2 bị chặn. Khi ta nhấn nút van 2/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2.
– Van đảo chiều khí nén loại 3/2 – Van 3 cửa 2 vị trí: Khi chưa gạt cần gạt, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 bị chặn và cửa số 2 thông với cửa 3. Khi ta gạt cần gạt van 3/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, cửa 3 bị chặn nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2.
– Van điện từ khí nén đảo chiều 5/2 – Van 5 cửa 2 vị trí: Khi chưa cấp khí vào cửa điều khiển 14, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 thông với cửa số 2 và cửa 4 thông với cửa 5, cửa số 3 bị chặn. Khi ta cấp khí vào cửa điều khiển 14 van 5/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn.
4. Bộ lọc khí nén (Pneumatic filter)
Bộ lọc khí nén là một thiết bị dùng để kết nối nguồn cung cấp khí với các thiết bị sử dụng khí khác trong hệ thống với chức năng tách nước, loại bỏ các chất bẩn có trong đường khí cấp vào, duy trì và điều chỉnh áp suất khí, phun dầu bôi trơn để khi mang đi đến các cơ cấu truyền động.
Bên cạnh đó, bộ lọc khí nén còn thực hiện những nhiệm vụ khác như: lọc tách khí, lọc tách dầu, lọc nhớt…tùy vào các loại máy móc mà thiết bị này được ứng dụng.
Bộ lọc khí nén được sử dụng trong các hệ thống khí nén rất đa dạng với: bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén đơn, bình dầu, lọc có chỉnh áp, lọc, chỉnh áp… Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế, cách thức lắp đặt, công suất mà khách hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
5. Dây dẫn khí (Pneumatic conductor)
Dây dẫn khí nén xuất xứ từ các nước như :Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén, có tác dụng dẫn khí từ máy nén tới các thiết bị sử dụng khí nén. được sử dụng nhiều trong các gara ô tô xe máy ,dẫn gas ,phun xịt nước,công trình thủy lực …vv
Ống dẫn khí có một số tính năng ưu việt như sau:
– Độ co giãn dài ngắn tốt và vô cùng linh hoạt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không sợ dây bị đứt.
– Dây hơi có thiết kế hai đầu thuận tiện cho việc sử dụng và tháo lắp, hai đầu này có thể phù hợp với bất kỳ loại máy nén khí nào.
– Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn kích thước dây phù hợp vì độ dài của dây vô cùng đa dạng. Khi cần sử dụng ở khoảng cách xa hơn bạn có thể lắp thêm dây vào hai đầu một cách dễ dàng.
– Dây hơi được thiết kế chuyên biệt, độ chịu lực cao và có khả năng chống xì hơi khí nén tốt.
– Các loại ống dẫn khí không chỉ có độ bền, độ dẻo tốt, tuổi thọ cao mà còn có giá cả vô cùng phải chăngg
VII. Mua van bướm điều khiển khí nén ở đâu ?
Bạn nhận trách nhiệm đi mua hàng cho công ty, đơn vị hoặc đơn giản là bạn trực tiếp sử dụng. Tuy nhiên bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp, bạn gặp phải nhiều vấn đề như ?
– Không biết mua ở đâu ?
– Giá thành sản phẩm bao nhiêu là phù hợp
– Chất lượng của sản phẩm có đảm bảo theo yêu cầu
– Các chế độ bảo hành, hỗ trợ khi gặp sự cố ra sao và rất nhiều vấn đề khác
Công Ty Tuấn Hưng Phát được biết đến là đơn vị nhập khẩu và phân phối van bướm điều khiển khí nén hàng đầu Việt Nam. Đến với Tuấn Hưng Phát bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, cùng sản phẩm chất lượng nhất. Chúng tôi cam kết hàng chính hãng, bảo hành 12 tháng, giá thành tốt nhất thị trường hiện nay.
Địa chỉ mua hàng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng và nhiều tỉnh thành khác, xin vui lòng liên hệ Hotline 0865901568 để được hỗ trợ và nhận báo giá sớm nhất
Mọi yêu cầu báo giá cũng như góp ý về nội dung bài viết để hoàn chỉnh hơn, xin vui lòng gửi về địa chỉ email Vanh@tuanhungphat.vn
1 đánh giá cho Van bướm điều khiển bằng khí nén