Van bướm điều khiển bằng điện DN200
Van bướm điều khiển bằng điện cấu tạo đơn giản, dễ dàng tháo lắp, dễ dàng vận hành. Van bướm motor điện đóng/mở chậm thường từ 10 – 45 giây nên không gây hiện tượng shock áp trong đường ống.
Chất liệu thân van: Gang, thép, inox
Chất liệu đĩa van: inox 304
Gioăng làm kín: Cao su NBR, FPDM, PTFE
Nhiệt độ làm việc: – 20 độ đến 220 độ Cao – Áp lực làm việc: Max 16bar
Phương thức vận hành: Điều khiển đóng mở tự động bằng mô tơ điện
Môi trường lưu chất: Nước, khí, dầu, xăng
Bảo hành: 12 tháng – Hỗ trợ vận chuyển lắp đặt
Mô tả
Van bướm điều khiển bằng điện DN200
Van bướm motor điện được công ty chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ Đài loan, Hàn Quốc. Phục vụ cho mọi công trình trong và ngoài nước không qua nhà phân phối len là lựa chọn tốt nhất khi sử dụng van trong các ngành công nghiệp.
Van bướm điều khiển bằng điện DN200 là dòng van bướm gắn với thiết bị truyền động điện ( motor điện ) (24VDC, 220 VAC, 380 VAC…) Hoạt động đóng/ mở van nhờ vào nguồn cấp tác động trực tiếp qua các cơ cấu truyền động tớ trục van bướm làm cho van bướm thay đổi trạng thái. Với dòng van bướm motor điện việc kiểm soát lưu lượng, thao tác đóng mở tự động nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn sơ với vận hành bằng tay thông thường.
Mọi quá trình vận hành van bướm motor điện được lập trình theo dây truyền đã được cài đặt sẵn trên hệ thống. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng dạng van đóng mở ON/OFF hoặc sử dụng van bướm motor điện điều khiển tuyến tính sử dụng tín hiệu 4 – 20mA hoặc 0-10 VDC.
Hiểu một cách đơn giản thì van bướm motor điện là phần van bướm đã được tháo bỏ tay gạt hay vô lăng, đồng thời gắn thêm thiết bị truyền động ( motor điện ) dùng để điều khiển van. Phần mô tơ này chạy được nhờ được cấp điện có nguồn điện 24V, 220V, 380V…
Bạn có thể dễ dàng thấy các loại này thường được sử dụng rộng rãi cho các nghành công nghiệp hóa chất, hơi nóng, khí nén, dầu….
Cấu tạo của van
Van bướm motor điện bao gồm 2 phần chính: Van bướm & thiết bị truyền động.
* Van Bướm
– Thân Van Bướm: Thân van bướm là một vòng kim loại (inox, gang hoặc nhựa….) bên cạnh đó có những lỗ được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống
– Đĩa van: Đĩa van (disc) hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, tefplon….Đĩa van làm nhiệm vụ điều khiển lưu lượng dòng chảy thông qua cơ cấu điều khiển hoặc tay quay kết nối bên ngoài van. Đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ốn
– Bộ phận làm kín: Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su, PTFE, TEFLON, NBR….
Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v…
* Motor điện hay còn gọi là thiết bị chuyển động bằng điện
Motor điện là phần thiết bị truyền động dùng để điều khiển van thay vì dùng tay gạt hoặc tay quay. Phần thiết bị truyền động này chạy được nhờ được cấp điện có nguồn điện 24V, 220V, 380V…
Ưu điểm và nhược điểm
* Ưu điểm
– Thiết bị cấu tạo đơn giản, dễ dàng tháo lắp, dễ dàng vận hành.
– Van bướm điều khiển điện đóng/mở chậm thường từ 10 – 45 giây nên không gây hiện tượng shock áp trong đường ống giống như các van đóng nhanh mở nhanh khác.
– Thiết bị được vận hành trực tiếp từ xa thay vì đến tận nơi vận hành.
– So với các loại van cầu điều khiển khí nén hay van bi điều khiển điện thì van bướm điều khiển điện chi phí đầu tư thấp
– Sản phẩm chất lượng, bền, sử dụng trong thời gian dài.
– Tối ưu hóa chi phí nhân công vận hành đường ống, trong trường gặp sự cố sẽ có tín hiệu báo về phòng điều khiển từ đó có thể xử lý nhanh chóng và kịp thời.
* Nhược điểm
– Thời gian đóng mở chậm (Nếu hệ thống bạn cần đóng nhanh/ mở nhanh thì van điều khiển điện không phải là giải pháp cho bạn lúc này).
– Mặc dù với mức chi phí đầu tư rẻ hơn các loại van cầu hay van bi, tuy nhiên van bướm điều khiển điện vẫn còn cao hơn so với các dòng van tự động sử dụng khí nén
Đánh giá Van bướm điều khiển bằng điện DN200